Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

Lê Diễn Đức : Đọc Bên Thắng Cuộc


Link : http://www.facebook.com/ledienduc

Lê Duẩn có vợ đầu, bà Lê Thị Sương, kết hôn năm 1929 ở quê Quảng trị (có 4 người con trong đó có Lê Tuyết Hồng). Năm 1948, thích bà Nguyễn Thụy Nga, kém ông Duẩn gần 20 tuổi, vì thấy bà Nga chung thuỷ với người yêu của mình, Lê Duẩn đã cưới bà Nga tại miền Tây Nam Bộ, nhờ Lê Đức Thọ làm mối, Phạm Hùng làm chủ hôn.

Lê Vũ Anh là con gái xinh đẹp của Lê Duẩn và bà Nga, mà sinh viên du học chúng tôi trong những năm 70-80 nói với nhau là nên đúc tượng đồng tôn vinh sau khi cô ấy qua đời, vì Vũ Anh là người đã làm nên một cuộc cách mạng tình yêu.

Học đại học Lomonosov của Nga, Vũ Anh cũng như bao sinh viên khác phải chịu sự quản lý ngặt nghèo của đại sứ quán VN, thông qua một vị đoàn trưởng tại trường và thành phố mình học. Lúc bấy giờ nhà nước VN cấm lưu học sinh không được thăm nhà người bản xứ, không được xem phim tư bản, mặc quần jeans, và cấm được yêu nhau, không chỉ với người nước ngoài mà còn giữa VN với nhau. Việc cấm đoán này đã gây ra cho 
nhiều người bi kịch đau thương, trong số đó có tôi.

Lê Vũ Anh đã yêu giáo sư, viện sĩ toán học người Nga, Viktor Maslov, hơn cô trên 20 tuổi, và bất chấp ngăn cản của đại sứ quán và gia đình, cô đã kết hôn với Maslov. Vũ Anh chết vì băng huyết sau khi sanh đứa con thứ ba.

Sau vụ này sinh viên ở các nước xã hội chủ nghĩa viết thư lên đại sứ quán phản đối bất công: con của Tổng bí thư được phép trong khi sinh viên khác thì bị cấm đoán. Nghe nói có nhóm sinh viên ở Nga lấy cả máu viết thư. Có lẽ chính vì hậu quả này mà Lê Duẩn đã cho huỷ bỏ việc cấm yêu phi lý này.

Đọc "Bên Thắng Cuộc" của Osin HuyDuc mới hiểu thêm vì sao Lê Duẩn đã vì trường hợp của con gái mà có quyết định như thế.

Sự việc rắc rối khi bà Nga ra Bắc năm 1955. Bà đã phải chịu cảnh cư xử rất nghịch chướng, phá bĩnh của bà Tuyết Hồng, con của vợ cả, nhiều lúc đẩy ông Duẩn vào thế khó xử. Trung ương đảng thì đề nghị hai người ly dị, Lê Duẩn đã khóc và nói với bà Nga: "Trong hoàn cảnh nào chúng ta lấy nhau, giờ trong hoàn cảnh nào chúng ta bỏ nhau? Có làm tổng bí thư đi nữa mà phải bỏ nhau trong lòng anh sẽ không bao giờ yên ổn...".

Ảnh: Viện sĩ Maslov và di ảnh của vợ Lê Vũ Anh
Lê Duẩn có vợ đầu, bà Lê Thị Sương, kết hôn năm 1929 ở quê Quảng trị (có 4 người con trong đó có Lê Tuyết Hồng). Năm 1948, thích bà Nguyễn Thụy Nga, kém ông Duẩn gần 20 tuổi, vì thấy bà Nga chung thuỷ với người yêu của mình, Lê Duẩn đã cưới bà Nga tại miền Tây Nam Bộ, nhờ Lê Đức Thọ làm mối, Phạm Hùng làm chủ hôn. 

Lê Vũ Anh là con gái xinh đẹp của Lê Duẩn và bà Nga, mà sinh viên du học chúng tôi trong những năm 70-80 nói với nhau là nên đúc tượng đồng tôn vinh sau khi cô ấy qua đời, vì Vũ Anh là người đã làm nên một cuộc cách mạng tình yêu.

Học đại học Lomonosov của Nga, Vũ Anh cũng như bao sinh viên khác phải chịu sự quản lý ngặt nghèo của đại sứ quán VN, thông qua một vị đoàn trưởng tại trường và thành phố mình học. Lúc bấy giờ nhà nước VN cấm lưu học sinh không được thăm nhà người bản xứ, không được xem phim tư bản, mặc quần jeans, và cấm được yêu nhau, không chỉ với người nước ngoài mà còn giữa VN với nhau. Việc cấm đoán này đã gây ra cho nhiều người bi kịch đau thương, trong số đó có tôi.

Lê Vũ Anh đã yêu giáo sư, viện sĩ toán học người Nga, Viktor Maslov, hơn cô trên 20 tuổi, và bất chấp ngăn cản của đại sứ quán và gia đình, cô đã kết hôn với Maslov. Vũ Anh chết vì băng huyết sau khi sanh đứa con thứ ba.

Sau vụ này sinh viên ở các nước xã hội chủ nghĩa viết thư lên đại sứ quán phản đối bất công: con của Tổng bí thư được phép trong khi sinh viên khác thì bị cấm đoán. Nghe nói có nhóm sinh viên ở Nga lấy cả máu viết thư. Có lẽ chính vì hậu quả này mà Lê Duẩn đã cho huỷ bỏ việc cấm yêu phi lý này.

Đọc "Bên Thắng Cuộc" của @[100000755701241:2048:Osin HuyDuc] mới hiểu thêm vì sao Lê Duẩn đã vì trường hợp của con gái mà có quyết định như thế. 

Sự việc rắc rối khi bà Nga ra Bắc năm 1955. Bà đã phải chịu cảnh cư xử rất nghịch chướng, phá bĩnh của bà Tuyết Hồng, con của vợ cả, nhiều lúc đẩy ông Duẩn vào thế khó xử. Trung ương đảng thì đề nghị hai người ly dị, Lê Duẩn đã khóc và nói với bà Nga: "Trong hoàn cảnh nào chúng ta lấy nhau, giờ trong hoàn cảnh nào chúng ta bỏ nhau? Có làm tổng bí thư đi nữa mà phải bỏ nhau trong lòng anh sẽ không bao giờ yên ổn...".

Ảnh: Viện sĩ Maslov và di ảnh của vợ Lê Vũ Anh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét